Máy chủ hoạt động thế nào? Cấu hình và các loại máy chủ thông dụng đang có mặt phổ biến hiện nay?
Nói đến từ máy chủ hay server chắc hẳn nhiều người đã nghe qua và biết qua về nó. Nhưng cụ thể thì máy chủ hoạt động thế nào? Cấu hình và các loại máy chủ thông dụng là gì? thì chắc hẳn còn nhiều người chưa biết đến. Vì vậy hãy để ProxyGame giải đáp và cho bạn biết thêm về những thông tin liên quan đến máy chủ nhé!
Khái niệm về máy chủ (server)
Máy chủ hay còn được biết đến với tiếng anh là “Server” là một bộ cây máy tính bao gồm cả phần cứng và phần mềm có thể kết nối được với mạng internet. Trong máy chủ thường cài đặt thêm một máy tính chuyên dụng hoặc các phần mềm, hay nhiều máy tính kết nối mạng có thể lưu trữ nhằm phục vụ, cung cấp những dịch vụ và dữ liệu để những máy tính khác truy cập được.
Nói một cách dễ hiểu thì nó là máy chủ với đa dạng tính năng, giúp lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn nhiều lần so với các loại máy tính thông thường. Ngoài ra, nó còn có chức năng cung cấp tài nguyên cũng như lưu trữ các thông tin phục vụ khách hàng (máy tính của người dùng) trong cùng một mạng máy tính. Nhìn vào thực tế thì có thể thấy rằng bất cứ một dịch vụ nào trên mạng internet nếu muốn vận hành thì đều phải đi qua máy chủ như website, ứng dụng, webmail,…
Ví dụ: Sử dụng mạng Lan tại một quán nét với nhiều những máy tính khác nhau thì trong đó sẽ chỉ có một máy tính chuyên dụng sẽ là máy chủ (server) để dùng lưu trữ và phân phối dữ liệu. Những máy tính thường còn lại chỉ cần truy cập vào nó để lấy dữ liệu.
Máy chủ được hoạt động theo cách nào?
Thường thì các máy chủ sẽ hoạt động theo dạng Client – Server, máy khách sẽ được liên kết với máy chủ nhờ hạ tầng mạng theo phương thức IP. Nhờ mạng internet các máy chủ có thể cung cấp được các dịch vụ thiết yếu cho người dùng cá nhân trong một tổ chức. Ngoài ra trong một vài trường hợp cấp thiết, các máy chủ còn có thể thay thế sang thành mô hình mạng peer-to-peer cho phép các máy tính hoạt động theo một trong 2 dạng Client hoặc Server.
Cấu hình máy chủ gồm những loại nào?
Dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại cấu hình máy chủ server phổ biến như sau:
– Máy chủ riêng “Dedicated” hay còn được gọi là Máy chủ vật lý là máy chủ chạy bằng phần cứng cùng với các thiết bị hỗ trợ riêng biệt trên máy tính gồm: SSD, CPU, RAM, Card đồ họa…
– Máy chủ ảo “Virtual Private Server – VPS” là dạng Server được tách ra từ máy chủ riêng nhờ phương pháp dùng công nghệ ảo hóa. Nếu có một máy chủ riêng, chúng ta có thể dùng nó để tạo ra nhiều máy chủ ảo khác có chức năng tương tự máy chủ vật lý đó.
– Máy chủ đám mây “Cloud Server” là dạng Server được tạo thành từ nhiều Dedicated gốc khác đi kèm với hệ thống lưu trữ SAN. Loại Server này được hình thành dựa vào nền tảng công nghệ điện toán đám mây.
>>>Xem thêm: Mua VPS chính hãng giá rẻ.
Những loại máy chủ thường gặp
Những loại máy chủ phân theo kiểu dáng
Máy chủ tower là thiết bị bọc quanh bên ngoài server để bảo vệ những phần cứng bên trong. Tower server có thể dùng cho những doanh nghiệp bị hạn chế về không gian văn phòng và muốn giám sát nguồn tài nguyên mạng dễ dàng hơn.
Máy chủ dạng rack là loại server hình nằm được thiết kế để gắn vào tủ rack máy chủ với mục đích hỗ trợ các ứng dụng và cơ sở hạ tầng máy tính nhằm tiết kiệm không gian cho sàn dữ liệu trung tâm.
Máy chủ Blade là bộ máy tính dạng mô-đun mỏng, nhẹ, có thể tháo ra lắp vào giá đỡ, nó thuộc họ máy tính rack mount kèm theo đó là rack server đáng gờm.
Những loại máy chủ được phân theo chức năng thường gặp
Máy chủ web hay Web Server là loại máy chủ mang chức năng lưu trữ dữ liệu thông tin của website, tạo ra môi trường kết nối để giúp người dùng truy cập vào website tiện lợi và đơn giản hơn.
Máy chủ Database hay Database Server là dạng máy chủ chuyên dụng được sử dụng để quản trị cơ sở dữ liệu. Bên trong máy chủ thường cài đặt những phần mềm quản trị dữ liệu chuyên nghiệp.
Máy chủ FTP hay FTP server dùng để truyền tải các tập tin từ máy chủ này sang máy chủ khác dựa vào mạng kết nối: LAN, Internet…
Máy chủ DNS hay DNS server là dạng máy chủ chứa cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP public và các hostname được liên kết với chúng. Trong nhiều tình huống, máy chủ DNS phân giải và dịch những tên miền thành các địa chỉ IP theo yêu cầu. Những máy chủ DNS sử dụng phần mềm đặc biệt cũng như chúng giao tiếp với nhau theo những giao thức đặc biệt.
Máy chủ DHCP hay DHCP server được cài đặt dịch vụ DHCP và có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP.
>>>Xem thêm: Proxy Server là gì? Mua Proxy giá rẻ ở đâu? Top 3 lợi ích mà Proxy mang lại cho người dùng
Trên đây là toàn bộ những thông tin về máy chủ, cấu hình và các loại máy chủ thông dụng mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn. Nếu cứ bất cứ thắc mắc gì hay có nhu cầu mua các máy chủ Proxy thì bạn hãy liên hệ với ProxyGame chúng tôi ngay để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!