Hướng dẫn phân biệt máy chủ vật lý và máy chủ ảo (VPS)
Nếu
doanh nghiệp của bạn vừa mới triển khai hoặc đã phát triển đến một mức độ nhất
định thì việc chọn giải pháp lưu trữ web phù hợp là điều cần quan tâm. Tuy
nhiên ngày nay, nhiều nhà cung cấp giải pháp lưu trữ xem nhẹ sự khác nhau giữa
loại hình dịch vụ lưu trữ website để giảm giá, dẫn đến việc tiền mất tật mang.
Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức về các loại máy chủ để đưa ra quyết
định sáng suốt. Bài viết này sẽ so sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo để giúp
bạn thấy sự khác biệt giữa chúng.
Máy chủ vật lý (Dedicated Server)
Máy chủ vật lý (server vật lý) còn được gọi là máy chủ chuyên dụng. Nó có các tính năng giống như một máy tính thông thường với nhiều đặc điểm cấu hình và tính chất khác nhau, sử dụng hệ điều hành riêng. Máy chủ vật lý có vai trò sử dụng như một trung tâm kết nối các máy tính trong văn phòng, công ty, hay văn phòng với nhau. Nói cách khác, máy chủ vật lý là CPU có dung lượng lớn, nhiều chức năng, khả năng xử lý cao, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu và kết nối máy tính trên Internet.
Máy chủ ảo (VPS – Virtual Private Server)
VPS là một thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà thiết kế web, nhà phát triển web, webmaster, lập trình viên,… VPS là một loại máy chủ sử dụng công nghệ ảo hóa để hoạt động. Nó là những phần nhỏ được phân tách trong một máy chủ vật lý ban đầu, được chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý đó. Bản chất của máy chủ ảo giống như một máy chủ chuyên dụng, mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn độc lập, sở hữu CPU riêng, RAM riêng, ổ đĩa riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng.
>>> Xem thêm: Cách kiểm tra và gỡ bỏ IP bị blacklist
Ưu điểm & nhược điểm máy chủ vật lý và máy
chủ ảo
Máy chủ vật lý
Ưu điểm:
·
Khả
năng kiểm soát nhiều dữ liệu hơn VPS
·
Khả
năng bảo mật thông tin dữ liệu tốt hơn
· Cấu hình hoạt động mạnh mẽ hơn máy chủ ảo, ít bị tắc nghẽn đường truyền, hoạt động hiệu suất cao
Nhược điểm:
·
Chi
phí tốn kém hơn VPS rất nhiều
·
Việc
mở rộng, nâng cấp tốn nhiều thời gian hơn VPS
·
Thời
gian downtime lâu khi nâng cấp
Máy chủ ảo
Ưu điểm:
·
Chi
phí sử dụng thấp hơn so với máy chủ vật lý.
·
Việc
sao lưu đơn giản và phục hồi, giảm thời gian downtime đáng kể.
·
Tài
nguyên VPS là được sở hữu độc lập, không dùng chung => độ bảo mật tốt.
·
Có
thể nâng cấp và mở rộng tài nguyên khi cần thiết.
·
Chỉ
mất từ 5-10 phút khi khởi động lại hệ thống.
Nhược điểm:
·
VPS
bị phụ thuộc vào hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý mà VPS dùng làm nền
tảng (ví dụ server vật lý có thể bị sập dẫn đến VPS ngưng hoạt động).
·
Bị
giới hạn nâng cấp, mở rộng tài nguyên và cũng tốn thời gian và chi phí.
·
Đôi
lúc năng suất hoạt động của VPS không đạt yêu cầu do quá tải người dùng.
· Yêu cầu quản lý phải có hiểu biết quản trị VPS.
.>>>> Xem thêm: Giải pháp truy cập website bị chặn